TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Đề cương văn hóa Việt Nam có giá trị lớn lao, sức sống lâu dài, bền vững
  • Thời gian đăng: 01/03/2023 06:17:28 AM - Lượt đọc: 6132
  • Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển” ngày 27/2. Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chủ trì hội nghị.
  •       Hội thảo "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023): Khởi nguồn và động lực phát triển" là hoạt động trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam. Hội thảo nhằm phát huy những giá trị cốt lõi của một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hóa của Đảng vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; tổng kết những thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

          Đề cương về văn hóa đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với nhận thức đúng đắn rằng: Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Việc xây dựng nền văn hóa mới phải gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

          Hội thảo đã nghe các ý kiến tham luận, thảo luận bàn tròn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, tập trung vào hai nhóm vấn đề cơ bản đó là: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; văn hóa, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.

    van-hoa.jpg

    Đại biểu dự hội thảo tại đầu cầu tỉnh Điện Biên

          Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo, tham luận, thảo luận của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương kết luận hội thảo, thống nhất đánh giá ý nghĩa lịch sử, giá trị to lớn, mang tầm thời đại và sức sống lâu dài, bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá một cách khoa học, toàn diện và khẳng định những quan điểm cốt lõi của Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn. Trên cơ sở kiên định, nhất quán những quan điểm nền tảng của Đề cương, qua từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, Đảng đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung và phát triển tư duy lý luận, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng và các nghị quyết chuyên đề về văn hóa, văn nghệ; từ định hướng chiến lược của Đề cương, nhất là ba nguyên tắc: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa”, Đảng đã nhận thức ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về bản chất, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta khẳng định: văn hóa phải thực sự là “nền tảng tinh thần” vững chắc của xã hội, là “sức mạnh nội sinh quan trọng” trong sự phát triển của đất nước. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

          Trên cơ sở khẳng định giá trị, ý nghĩa to lớn của Đề cương về văn hóa Việt Nam, cần tiếp tục kế thừa, vận dụng những quan điểm cốt lõi của Đề cương, nhất là ba nguyên tắc: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa” để nghiên cứu, tổng kết, làm rõ và sâu sắc hơn nữa nội hàm của mục tiêu xây dựng “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong tình hình mới. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên. Coi trọng xây dựng văn hóa trong kinh tế, phát huy vai trò chủ thể, là trung tâm của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    Tin, ảnh: Minh Thùy

  • BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
    Liên kết web
  • Thống kê truy cập
    Tổng truy cập: