TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Điện Biên qua các thời kỳ (Kỳ 4)
  • Thời gian đăng: 15/10/2021 07:14:56 AM - Lượt đọc: 7330
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 1986 - 2003
  • Giai đoạn 1986 - 2003, sau 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của tỉnh và đã đạt được nhiều thành tựu, tiến bộ nhất định. Đảng bộ tỉnh tiến hành 4 kỳ Đại hội (từ kỳ Đại hội lần thứ VII đến lần thứ X). Đây là những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời kỳ đổi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) là một bước đột phá trong công tác cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng. Đại hội đã xác định: “Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Đó là kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức ở các trường học với rèn luyện trong thực tiễn”, “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu"[1]. Bên cạnh việc xác định chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng còn quan tâm trực tiếp đến việc kiện toàn hệ thống các trường đào tạo và phương pháp đào tạo, nhằm mục đích chuẩn hóa việc đào tạo cán bộ theo tinh thần đổi mới. Đến hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc khóa VII, Đảng ta có chủ trương: “Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch. Đào tạo gắn với tiêu chuẩn từng chức danh và yêu cầu sử dụng cán bộ. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ đảng"[2].

    Ngày 18/6/1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp"[3].

    Ở tỉnh Điện Biên, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (tháng 10/1986) cũng xác định: "chủ động làm quy hoạch cán bộ, phát hiện người có tài, có đức, nhân tố mới có triển vọng đưa vào đội ngũ dự bị và có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Lựa chọn cán bộ phải chú ý trẻ hoá đội ngũ, kết hợp cả tiêu chuẩn và cơ cấu, nhưng lấy tiêu chuẩn và nguồn tại chỗ là chính, đồng thời phải coi trọng cán bộ tăng cường nơi khác đến. Chú trọng đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, cán bộ xuất thân từ công nhân". Đồng thời cũng đề ra mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 1990, phải có 80% cán bộ chủ chốt tỉnh, 100% Tỉnh uỷ viên được đào tạo qua các trường trung, cao cấp lý luận, quản lý kinh tế; 50% chủ tịch, phó chủ tịch xã qua các trường quản lý hành chính". Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII cũng xác định: "Trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, phương châm đào tạo, cần củng cố hệ thống trường chuyên nghiệp tỉnh", đồng thời "Kế hoạch đào tạo hàng năm phải gắn với quy hoạch và giao trách nhiệm đến cơ sở"[4]. Có thể thấy rằng, Đảng bộ tỉnh đã có một tầm nhìn chiến lược, đi trước một bước trong việc định hướng "Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch cán bộ", "Quy hoạch cán bộ để phát hiện người có tài, có đức, có triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng". Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII cũng có thể coi là một bước đột phá trong công tác cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng của tỉnh, đánh dấu bước ngoặt, bắt đầu bước sang thời kỳ đổi mới.

    Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18/10/1997 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu cụ thể: (1)- Phấn đấu đến năm 2000, 100% cán bộ lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; cán bộ chủ chốt của 94 xã vùng 3 có trình độ chuyên môn trung học. Đào tạo được một số cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, các ngành quan trọng đều có cán bộ trên đại học. Phấn đấu 70 - 75% cán bộ cấp trưởng, phó giám đốc các sở, ban ngành tỉnh, cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ đại học, 90% - 100% cán bộ chủ chốt cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế. (2)- Phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật bảo đảm về cơ cấu, phân bổ hợp lý ở các huyện, các lĩnh vực. Các huyện vùng kinh tế trọng điểm có đội ngũ cán bộ trung học, đại học chiếm 80%, các huyện còn lại chiếm 60% trở lên so với tổng số, cán bộ công chức toàn huyện. Các ngành kinh tế trọng điểm có đội ngũ cán bộ trung, đại học chiếm 90% trở lên so với cán bộ công chức của ngành. Các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, 100% cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn đại học trở lên, lý luận chính trị cao cấp. Các cơ quan tham mưu của huyện ủy, HĐND, UBND huyện có 80% cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn đại học, lý luận chính trị cao cấp.

    Nghị quyết của Tỉnh ủy cùng đề ra 05 nhóm nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện trong đó có nhiệm vụ "Tập trung xây dựng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ", xác định "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Có nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, mới có đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ thời kỳ mới".

    Có thể thấy sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh với những mục tiêu, lộ trình rõ ràng, cụ thể, với những nhiệm vụ, giải pháp mang tính khả thi cao. Để đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn này, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII; ngày 08/4/2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Báo cáo số 19-BC/TU về việc tổng kết công tác tổ chức và cán bộ. Theo đó, Ban Thường vụ đánh giá rõ kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Đã đầu t­ư xây dựng các tr­ường học, các trung tâm đào tạo bồi d­ưỡng cán bộ, củng cố tổ chức bộ máy, tăng cư­ờng cán bộ có chất l­ượng cho các trung tâm đào tạo bồi dư­ỡng cán bộ. 100% huyện, thị xã thành lập Trung tâm bồi dư­ỡng chính trị, nhiều huyện có Trung tâm giáo dục thường xuyên. Từng b­ước đầu tư­ cơ sở vật chất, ph­ương tiện hiện đại cho các Trung tâm đào tạo cán bộ của tỉnh. Việc chọn cử cán bộ đi học tập, bồi dư­ỡng cơ bản trên cơ sở quy hoạch; đào tạo gắn với sử dụng; từng b­ước khắc phục đ­ược tình trạng đào tạo tràn lan. Kết quả 5 năm (1996 - 2000), đã cử đi học chuyên môn đại học trên 700 người; bồi dư­ỡng kiến thức quản lý nhà nư­ớc và công tác vận động quần chúng cho 14.309 ng­ười; cử đi học văn hoá cấp 3, bồi dư­ỡng ngoại ngữ, tin học là 373 ngư­ời; cử 90 đảng viên đi đào tạo cử nhân chính trị, 225 đảng viên học cao cấp lý luận, gần 1.000 đảng viên học trung cấp lý luận.

    Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng trong công tác cán bộ, bằng những chương trình hành động, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp cụ thể, chất lượng đội ngũ cán bộ của tỉnh từng bư­ớc đ­ược nâng lên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Trong tổng số 47 uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2001- 2005) có 72,34% trình độ cao đẳng, đại học, tăng 21,28% so với khóa trước; có 87,23% trình độ cao cấp lý luận, tăng 12,77% so với khóa trư­ớc. Trong số 374 cấp uỷ viên nhiệm kỳ 2000 - 2005 của 14 đảng bộ trực thuộc tỉnh, 39% có trình độ đại học, cao đẳng, tăng 10% so với khoá trư­ớc; 37,4% có trình độ cao cấp lý luận, cử nhân chính trị, tăng 13% so với khoá trư­ớc. Tr­ưởng, phó ngành tỉnh, 98% có trình độ trung cấp trở lên (trong đó 71% là cao đẳng, đại học), tăng 17,16% so với năm 1996; 88% có trình độ cử nhân chính trị và cao cấp lý luận, tăng 34,93% so với năm 1996. Thường trực HĐND, UBND cấp huyện khoá 1999 – 2004 có 95% cán bộ trình độ chuyên môn trung cấp trở lên (trong đó đại học 51%, tăng 20% so với khóa trước; 84% có trình độ cao cấp lý luận, cử nhân chính trị). Đội ngũ cán bộ công chức trong toàn tỉnh, số có trình độ đại học chiếm 20%, tăng 12% so với cùng thời điểm năm 1996. Số có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 58%, tăng 28% so với cùng thời điểm năm 1996.

    Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ rõ những yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời gian qua đó là: Một số cơ quan, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chư­a theo quy hoạch, chư­a gắn với sử dụng, nên một số cán bộ đ­ược đào tạo nh­ưng chư­a đ­ược sử dụng, phát huy đúng ngành nghề đào tạo. Việc đào tạo, bồi d­ưỡng cán bộ ch­ưa cân đối giữa đào tạo lý luận và chuyên môn. Số lư­ợng cán bộ đào tạo, bồi d­ưỡng chuyên môn còn ít, nhất là cán bộ cơ sở xã, phư­ờng. Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, ph­ường hiện nay còn rất thấp, hầu hết cán bộ cơ sở chư­a đư­ợc đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, dẫn đến việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Mặt khác một số ít cán bộ ở cơ sở đ­ược đào tạo, nhưng lại không đ­ược sử dụng, bố trí. Một số được đào tạo nhưng năng lực tổ chức thực hiện yếu.

    Có thể thấy, giai đoạn 1986 - 2003, nhất là sau khi Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh đã có những bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng so với giai đoạn trước, làm động lực cơ bản giúp Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống thống chính trị trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới; tạo tiền đề quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của 02 tỉnh Điện Biên và Lai Châu sau khi chia tách (tháng 11/2003).

    --------

    Kỳ 1- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương thời kỳ kháng chiến chống Pháp

    Kỳ 2- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 1954 - 1975

    Kỳ 3- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 1975 - 1986

    Kỳ 5- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ năm 2004 đến nay

    Lý Thanh Tiềm, VPTU

    Tài liệu tham khảo:

    (1)- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987.

     (2)- Văn kiện Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1994

    (3)- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

    (4)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ VII (Ngày 14/10/1986).

  • BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
    Liên kết web
  • Thống kê truy cập
    Tổng truy cập: