TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Điện Biên 6 tháng cuối năm 2022
  • Thời gian đăng: 05/06/2022 10:56:22 PM - Lượt đọc: 6716
  • Ngày 04/6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Điện Biên 6 tháng cuối năm 2022
  • Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Ngoại vụ, Nội vụ, Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc tỉnh.

    20220604_140322.jpg

    Quang cảnh Hội nghị

    Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Điện Biên 6 tháng cuối năm 2022: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022, theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 6.194,7 tỷ đồng, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước, xếp hạng 16/63 cả nước và đứng thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đạt được vẫn thấp hơn 0,89 điểm % so với kịch bản tăng trưởng đề ra.Có 20/21 phân ngành kinh tế có phát sinh hoạt động và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh và đều đạt mức tăng trưởng dương, trong đó: Nhóm duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (15-20%), có 08 ngành: Khai khoáng, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt; Xây dựng; Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động dịch vụ khác. Nhóm duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (5-10%), có 08 ngành: Công nghiệp, chế biến, chế tạo; Cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh BĐS; Hoạt động Đảng, CT-XH, QLNN, QPAN và DV bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hộiNhóm tăng trưởng thấp (dưới 5%), có 04 ngành: Nông lâm nghiệp, Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; Nghệ thuật vui chơi và giải trí; Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình, sản xuất dịch vụ tự tiêu dùng.

    Dự báo 6 tháng cuối năm 2022 động lực tăng trưởng đến từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 sẽ được Trung ương giao vốn thực hiện; Lĩnh vực xây dựng, công nghiệp sản xuất VLXD, các dự phát triển thủy điện, sản xuất phân phối điện; Các chương trình, dự án phát triển đô thị, phát triển du lịch, Các dự án của Nhà đầu tư trên địa bàn triển khai thực hiện và các dự án sản xuất nông lâm nghiệp (Mắc ca); Khu vực dịch vụ, du lịch sẽ phục hồi nhanh, bền vững trong chiến lược chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Để bảo đảm đốc tộ tăng trưởng năm đạt tối thiểu 10%, dự kiến quý III và IV tốc độ tăng trưởng của Khu vực 1: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dự kiến quý III và IV phải đạt khoảng 11,39%; 6,63%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 26,33%; 25,09%; khu vực dịch vụ đạt khoảng 5,29%; 7,7%...

    Tham gia ý kiến tại Hội nghị đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tốc độ tăng trưởng 6 tháng chưa đạt mục tiêu đề ra. Đồng chí chỉ ra các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như: Rà soát lại các dự án đầu tư công để đôn đốc, bảo đảm tiến độ, chất lượng; tăng cường thu hút đầu tư và tiến độ triển khai các dự án thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai, chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm của tỉnh (di chuyển trung tâm hành chính, chính trị tỉnh; dự án đầu tư nâng cấp mở rộng cảng hàng không Điện Biên Phủ, dự án Cao tốc Điện Biên - Sơn La...); tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ, trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, gắn trách nhiệm với từng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu; đối với các nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị phải có lộ trình, thời gian hoàn thành cụ thể...

    Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản đồng tình với báo cáo trình bày tại Hội nghị, các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện những tháng cuối năm. Đồng chí yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tại hội nghị cần chỉ rõ nguyên nhân vì sao các chỉ tiêu không hoàn thành và đưa ra giải pháp cụ thể, có lộ trình để bảo đảm đạt và vượt kế hoạch đề ra; tiếp tục tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, kể cả đối với những ngành có tốc độ tăng trưởng khá...

    Phan Văn Thắng, VPTU

  • BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
    Liên kết web
  • Thống kê truy cập
    Tổng truy cập: