TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN
  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thuỷ văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Thời gian đăng: 17/11/2021 03:07:18 PM - Lượt đọc: 9919
  • Với mục tiêu tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh về công tác khí tượng thuỷ văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống Nhân dân trong tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 33-KH/TU, ngày 16/11/2021 về việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thuỷ văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Nội dung quán triệt, triển khai gồm:

    1. Quán triệt Chỉ thịsố 10-CT/TW

    Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành trong tỉnh lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW, Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

    Thời gian: Thực hiện trong Quý IV/2021.

    z2942609571750_ef3d8b4c36ffca94a4d02def5bc4739d.jpg

    Điện Biên thường xuyên chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

    2. Một số nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện

    2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác khí tượng thủy văn

    Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khí tượng thủy văn và gắn với phát triển bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, lồng ghép phổ biến kiến thức cơ bản về khí tượng thủy văn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác khí tượng thủy văn của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác khí tượng thủy văn không chỉ trong phát triển bền vững mà còn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đang là cơ sở dữ liệu “đầu vào” của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, nhất là đối với công tác phòng, chống thiên tai, thông tin khí tượng thủy văn giữ vai trò rất quan trọng ở cả 03 giai đoạn: Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả.

    Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý và bảo vệ các công trình khí tượng thủy văn quốc gia và công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc phạm vi phụ trách theo quy định của pháp luật, bảo đảm các công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh hoạt động thông suốt, liên tục phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống dân sinh của tỉnh. Tăng cường kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn để thu thập thông tin bí mật của tỉnh, của quốc gia.

    2.2. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu

    Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ về khí tượng, thủy văn; thực hiện quy trình dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật, cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn bảo đảm tính thống nhất, chính xác, liên tục, tin cậy, phục vụ hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

    Phối hợp với các cơ quan Trung ương đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo, truyền tin về thiên tai theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hoá, tích hợp đa mục tiêu. Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch hệ thống mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia; ưu tiên phát triển trạm quan trắc khí tượng thủy văn tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu,...; tham gia cùng các bộ, ngành Trung ương rà soát và tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống trạm khí tượng thủy văn theo quy định.

    2.3. Hoàn thiện và thực hiện pháp luật về khí tượng thủy văn

    Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền của tỉnh phù hợp, đồng bộ với các quy định của pháp luật khí tượng thủy văn hiện hành; ban hành các văn bản triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về khí tượng thủy văn của bộ, ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh.

    Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng, chia sẻ và kết nối liên thông thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn giữa các bộ, ngành, địa phương và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn.

    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khí tượng thủy văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi tỉnh và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về khí tượng thủy văn.

    2.4. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác khí tượng thủy văn

    Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh về công tác khí tượng thủy văn, gắn với đổi mới phương thức hoạt động hiệu quả; quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể về công tác khí tượng thủy văn của cơ quan các cấp, nhất là xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác khí tượng thủy văn, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã.

    2.5. Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác khí tượng thủy văn

    Huy động các nguồn lực, bao gồm nguồn xã hội hóa, nguồn tài chính của Trung ương, các nguồn vốn đầu tư ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi quốc tế cho công tác khí tượng thủy văn để phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn của tỉnh. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào hoạt động khí tượng thủy văn; phát triển và quản lý thị trường dịch vụ khí tượng thủy văn trên đia bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

    2.6. Hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, kinh nghiệm với các tỉnh có chung đường biên giới, các đối tác, tổ chức quốc tế, nhất là với các cơ quan, đơn vị khí tượng thủy văn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở thượng nguồn sông Đà.

    Phối hợp với các các cơ quan, đơn vị của Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn của tỉnh và chia sẻ kinh nghiệm về công tác khí tượng thủy văn.

    Tải toàn văn Kế hoạch: Tại đây

    Phan Văn Thắng, VPTU

  • BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
    Liên kết web
  • Thống kê truy cập
    Tổng truy cập: